Hướng
dẫn cách giặt tẩy đồ vải trong bệnh viện, các cơ sở y tế
Đồ vải sử dụng trong y
tế là đồ chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nên quy trình quản lý đồ vải và giặt cũng
phải đảm bảo diệt sạch vi khuẩn. Dưới đây là hướng dẫn gợi ý quy trình giặt tẩy
đồ vải dùng trong bệnh viện để đảm bảo vệ
sinh an toàn sức khỏe.
1. Quy trình xử lý đồ vải
tại phòng
Quy trình xử lý đồ vải
tại phòng được thực hiện như sau
+ Đối với đồ vải dơ
không dính máu và dịch tiết
Bỏ ngay vào xe đựng đồ
vải
Không bỏ trên băng ca
Không để trên giường bệnh
+ Đối với đồ bẩn dơ thấm máu và dịch tiết
Bỏ ngay vào bao nilong
màu trắng, cột chặt lại trong khi chờ vận chuyển đến nhà giặt
Đồ vải thấm máu nhiều
phải bỏ trong hai lớp bao
Không được để trên giường
bệnh hoặc băng ca, không để hở bao
Không giũ đồ vải tại
phòng, giường bệnh
Mang gang, áo choàng,khẩu
trang khi cần phải phân loại tiếp xúc với đồ vải thấm máu
2. Quy trình giặt khử
khuẩn đồ vải tại nhà giặt
2.1 Phương tiện
Thùng đựng hóa chất khử
khuẩn
Máy giặt
Máy sấy khô
Hóa chất giặt tẩy khử
khuẩn : Vic-Cloor II, hoặc Hydrogen Perdoxide
2.2 Quy trình giặt tẩy
2.2.1 Phân loại đồ vải
Phân loại để giặt riêng
Đồ vải công nhân viên
Áo quần bệnh nhân(đựng
trong bao vải)
Đồ vải nhiễm máu thấm
máu dịch tiết (đựng trong bao vàng)
Đồ vải phòng mổ
Phân loại theo chất liệu
vải
2.2.2 Cho đồ vải, hóa
chất giặt tẩy vào máy giặt và vận hành
theo quy trình
Chương trình giặt có thể
được điều chỉnh khác nhau tùy theo mức độ nhiễm và chất liệu vải. Đối với máy
giặt thông thường có thể điều chỉnh chế độ giặt như sau :
Đồ vải thường-chỉnh
chương trình có chế độ ngâm 15 phút,nhiệt độ 70oC
Đồ vải bẩn có máu và dịch
tiết, chỉnh chương trình có chế độ ngâm 30 phút nhiệt độ 70oC
2.2.3 Sau khi kết thúc
chu trình giặt có thể cho vào máy sấy khô đồ vải
2.2.4 Ủi phẳng, gấp gọn
hoặc đóng gói
2.2.5 Cấp phát và sử dụng
lại